Đào tạo giáo dục mầm non, đào tạo kế toán doanh nghiệp, đào tạo quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin

Trường trung cấp Á Châu chuyên đào tạo các ngành nghề giáo dục mầm non, kê toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin tại huyện gò dầu - tỉnh tây ninh,Việt Nam.

Trang chủ / Tin tức / Cơ hội làm việc khi chọn ngành Kế Toán

Tiêu đề : Cơ hội làm việc khi chọn ngành Kế Toán

Ngày đăng: 5/11/2021 10:42:00 AM

Học sinh - Sinh viên học ngành Kế toán ra trường làm gìvà làm việc ở đâu? Đây không chỉ là nỗi boăn khoăn của các học sinh có dự định đăng ký xét tuyển ngành Kế toán mà ngay cả những sinh viên đang theo học ngành này. Bên cạnh đó, nhiều luồng thông tin trái chiều về cơ hội nghề nghiệp của  ngành Kế toán cũng làm nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về lĩnh vực làm việc của này.

Nhằm tháo gỡ những khúc mắc này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thí sinh cũng như phụ huynh bức tranh toàn cảnh về những vị trí việc làm, môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán.

Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Hàng tháng nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, trung bình mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Kế toán là vô cùng rộng lớn và đa dạng.

Một số công việc kế toán phải làm trong doanh nghiệp như:

-Xử lý thông tin, số liệu kế toán

-Hạch toán chi phí, thu nhập, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác

-Theo dõi, quản lý công nợ

-Kiểm tra, giám sát hàng tồn kho, thời gian tồn kho

-Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

-Lập bảng cân đối số phát sinh

-Lập các tờ khai theo tháng và quý

-Lập báo cáo tài chính

Vị trí công việc khi học chuyên ngành kế toán

-Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;

-Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;

-Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;

-Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…

Tóm lại, với lĩnh vực và cơ hội nghề nghiệp phong phú của ngành Kế toán, mỗi thí sinh cần nắm bắt cho mình cơ hội học tập phù hợp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, đáp án của câu hỏi học ngành Kế toán ra trường làm gì?Cơ hội thăng tiến của bạn về ngành này ra sao? do chính bạn lựa chon và nắm giữ.