Đào tạo giáo dục mầm non, đào tạo kế toán doanh nghiệp, đào tạo quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin

Trường trung cấp Á Châu chuyên đào tạo các ngành nghề giáo dục mầm non, kê toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin tại huyện gò dầu - tỉnh tây ninh,Việt Nam.

Trang chủ / Tin tức / Tìm hiểu về ngành Y sỹ y học cổ truyền.

Tiêu đề : Tìm hiểu về ngành Y sỹ y học cổ truyền.

Ngày đăng: 5/11/2021 3:47:00 PM

 * Y học cổ truyền là gì?

  Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện.

  Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.

 

  Mục tiêu chính của phương pháp điều trị y học cổ truyền chính là tập trung vào việc điều chỉnh, cân bằng những yếu tố Âm – Dương trong cơ thể. Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.

Y học phương Tây có những phương pháp kiểm tra sức khỏe người bệnh như xét nghiệm, siêu âm, nội soi, X-quang… Trong khi đó, y học cổ truyền lại có thể chẩn đoán được bệnh bằng các phương pháp ngoại quan tứ chuẩn.

Tứ chẩn là 4 phương pháp chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng của y học cổ truyền bao gồm:

1. Vọng chẩn

  Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bác sĩ y học cổ truyền biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… do những bộ phận này có mối liên hệ với phủ tạng bên trong.

2. Văn chẩn

  Việc chẩn đoán sẽ được nhận định thông qua cách cung cấp thông tin của người bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến những tính chất về âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên… từ người bệnh.

3. Vấn chẩn

  Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý… Việc hỏi người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để nhận được những thông tin về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, đồng thời để hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán trước đó.

4. Thiết chẩn

  Đây là phương pháp bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám. Bác sĩ có thể sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng hoặc cũng có thể xem mạch.

  Song song với tứ chẩn, y học cổ truyền cũng cần kết hợp thêm những chẩn đoán cận lâm sàng của y học hiện đại như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh.

* Học Y sỹ Y học cổ truyền ra trường làm gì?

  Với đặc trưng riêng là nghiên cứu nền y học truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại, nhất là châm cứu và thuốc Đông y, sinh viên tốt nghiệp Y Sỹ Y Học Cổ Truyền có cho mình những cơ hội việc làm như:

  Y học cổ truyền đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

  • Khám bệnh, chữa bệnh, như kê đơn, bốc thuốc, châm cứu, điện châm, dùng kỹ thuật vật lý trị liệu, xoa bóp , bấm huyệt để khám phục hồi sức khỏe.
  • Y sĩ y học cổ truyền còn có thể hành nghề tư nhân tại địa phương.
  • Làm việc tại Bộ Y tế, trường Đại học Y, các viện nghiên cứu chuyên ngành y học cổ truyền, trung tâm y tế cổ truyền, các trung tâm y tế, các dự án và các cơ sở y tế khác liên quan đến y tế cổ truyền.
  • Học tiếp: bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ.
  • Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân.
  • Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo.
  • Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y dược, y sinh, công nghệ y dược…
  • Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế. Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.

  Trên đây là một số thông tin về ngành Y học cổ truyền được tổng hợp. Bài viết hi vọng đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.