Đào tạo giáo dục mầm non, đào tạo kế toán doanh nghiệp, đào tạo quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin

Trường trung cấp Á Châu chuyên đào tạo các ngành nghề giáo dục mầm non, kê toán doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin tại huyện gò dầu - tỉnh tây ninh,Việt Nam.

Trang chủ / Tin tức / Vì sao nên chọn học nghề...

Tiêu đề : Vì sao nên chọn học nghề...

Ngày đăng: 5/22/2019 11:10:00 AM

 Trường đào tạo thầy, doanh nghiệp cần thợ, sinh viên thất nghiệp

Các số liệu khảo sát cho thấy sự "lệch pha" giữa nhu cầu nhân lực của thị trường lao động với lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và đào tạo của các trường.

Tại tọa đàm cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học 2019 diễn ra mới đây tại TP.HCM, các chuyên gia đưa ra nhiều thông tin về nhu cầu lao động, kèm những chỉ số mang tính chất cảnh báo về nhân lực thời gian tới.

 60% sinh viên chọn sai ngành học

Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ 2018-2025, thành phố cần thêm 300.000 lao động mỗi năm (150.000 việc làm tăng thêm).

Cụ thể, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%. Trong đó, nhu cầu nhân lực sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm 28%, cao đẳng 16%, đại học trở lên chiếm 18%. Theo dự báo này, nhu cầu về lao động trình độ trung cấp cao nhất, sau đó là sơ cấp nghề.

Tuy nhiên, khảo sát học sinh tại 120 trường THPT trên địa bàn thành phố từ năm 2016-2018 cho thấy mong muốn vào đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 87%, cao đẳng 7%, trung cấp 6%. Đa số học sinh quan tâm, tìm hiểu về các khối ngành kỹ thuật công nghệ và kinh tế - tài chính.

Trong khi đó, thống kê nhu cầu nhân lực của TP.HCM lại cho thấy khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 70%, khu vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 28%, khu vực nông nghiệp chiếm 2%.

Theo dự báo, nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho rằng đang có sự "lệch pha" giữa nhu cầu của thị trường và mong muốn của người học, cũng như thực tế đào tạo ở các trường. Phần lớn học sinh muốn vào đại học cho oai. Các trường cũng chú trọng đào tạo thầy, trong khi nhu cầu thực tế lại đang thiếu thợ.

Tỷ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%. Chỉ 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình học. 75% sinh viên thiếu hiểu biết về ngành, nghề đã lựa chọn. Tại TP.HCM, khoảng 80% sinh viên, học viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. 50% trong số đó làm việc phù hợp năng lực bản thân.

“Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường phổ thông hiện nay chưa tốt dẫn đến tình trạng sinh viên chọn nhầm nghề. Các em ra trường không có việc làm, người có việc thì thu nhập không như mong muốn", ông Tuấn phân tích.

Ông Nguyễn Ngọc Tài, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng giáo viên, Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM, cho hay chất lượng của các hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở các trường phổ thông hiện nay chưa tốt.

 

Trả lời chất vấn Quốc hội hồi tháng 6 về 200.000 sinh viên thất nghiệp, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nói thực trạng hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp là có thật và gốc của vấn đề nằm ở chất lượng giáo dục.

Trong báo cáo gửi Quốc hội trước phiên chất vấn, Bộ GD&ĐT thừa nhận chất lượng đào tạo chưa cao, đặc biệt là sau đại học, liên kết, liên thông…, nên còn một lực lượng lao động trình độ đại học trong độ tuổi lao động.

Theo bộ trưởng, tỷ lệ thất nghiệp trình độ đại học ở Việt Nam trên dưới 4%. Nếu tính trong tổng số hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thuộc độ tuổi này, tỷ lệ không quá lớn (năm 2017 gần 3% đến 4,5%, chủ yếu là làm việc không đúng ngành hoặc không muốn chấp nhận dịch chuyển đến nơi thiếu lao động).

 Nhiều trường không có điều kiện tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu nghề nghiệp cho học sinh. Nhiều trường chưa có lực lượng chuyên trách về tư vấn hướng nghiệp, giáo viên không được đào tạo chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

Từ ý kiến trên của ông Tài, ông Tuấn nói tiếp cần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn hướng nghiệp bằng cách thành lập phòng tham vấn tâm lý - hướng nghiệp tại các trường trung học.

Đây là biện pháp trước mắt. Về lâu dài, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề cần xác định và cân đối chỉ tiêu đào tạo, gắn chặt với nhu cầu của doanh nghiệp.

Ông Trần Anh Tuấn khuyên học sinh nên chọn ngành học theo năng lực và sở thích. Ảnh: M.N

Lao động trình độ đại học thu nhập không cao

Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê vào quý 2/2018, lao động làm công hưởng lương có trình độ đại học thu nhập cao nhất là 7,87 triệu đồng/tháng, tiếp theo là nhóm có trình độ sơ cấp 6,51 triệu đồng/tháng. Người có trình độ cao đẳng, mức thu nhập trung bình 6,12 triệu đồng/tháng, trình độ trung cấp có mức thu nhập 5,57 triệu đồng/tháng.

Như vậy, theo thống kê này, thu nhập của người có trình độ đại học chỉ cao hơn người có trình độ sơ cấp 1,3 triệu đồng/tháng. Thu nhập hàng tháng của lao động có trình độ sơ cấp cũng cao hơn so với lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng.

Theo ông Tuấn, đây là hệ quả tất yếu của việc nhu cầu thị trường "lệch pha" so với nguồn nhân lực hiện có và xu hướng chọn bậc học của học sinh. Trong khi công ty, xí nghiệp cần nhiều người lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, người học vẫn chỉ muốn vào đại học.

Theo giải thích của ông Tuấn, sở dĩ mức lương hàng tháng của những lao động trình độ sơ cấp lại cao hơn người có trình độ trung cấp, cao đẳng và không chênh lệch quá nhiều so với người có trình độ đại học trở lên, vì lực lượng lao động này rất ít, doanh nghiệp khó tuyển dụng, nên phải trả lương cao hơn.

"Tuy nhiên, các bạn không nên thấy mức lương hàng tháng của người học đại học không cao mà sinh ra nản hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Vì một người có trình độ đại học trở lên, nếu có năng lực, tốc độ tăng lương sẽ nhanh hơn so với lao động ở các trình độ khác. Tiền lương ban đầu có sự mất cân đối so với trình độ nhưng về lâu dài, ai biết tạo ra giá trị lao động cho chính mình thì sẽ có lợi thế về thu nhập".

''''Mỗi năm cả nước có thêm 200.000 sinh viên thất nghiệp'''' Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết nước ta đang đối mặt với tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu nguồn lao động chất lượng cao

13 nhóm ngành cần nhiều lao động tại Sài Gòn

Từ năm 2018-2025, TP.HCM cần thêm 300.000 việc làm mỗi năm (150.000 việc làm tăng thêm). Trong đó, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%.

Cụ thể, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu là Điện tử - Công nghệ thông tin; Cơ khí tự động hóa - Cơ điện tử; Hóa chất - Nhựa - Cao su; Chế biến lương thực - Thực phẩm, chiếm tỷ trọng 21%.

42% nhu cầu lao động tập trung ở 9 nhóm ngành kinh tế - dịch vụ gồm: Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng - Bảo hiểm; Giáo dục - Đào tạo; Du lịch; Y tế; Kinh doanh tài sản - Bất động sản; Dịch vụ tư vấn, Khoa học - Công nghệ, Nghiên cứu và triển khai; Thương mại; Dịch vụ vận tải - Kho bãi - Dịch vụ cảng; Dịch vụ bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin.

138.000 chỗ làm việc tương đương 37% nhu cầu nhân lực thuộc về các ngành nghề khác như: Quản trị kinh doanh (ngoại thương, xuất nhập khẩu, logistic); Marketing; Bán hàng; Dịch vụ - Phục vụ; Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng; Dệt may - Giày da; Thiết kế mỹ thuật ứng dụng, thiết kế thời trang; Công nghệ truyền thông; Chăm sóc sức khỏe (nha sĩ, y sỹ, kỹ thuật y, công nghệ y sinh); Khoa học - xã hội - văn hóa - nghệ thuật...